Yên Bái xây dựng các mô hình góp phần ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/1/2023 | 7:25:13 AM

YênBái - Nhiều năm nay, ngành khoa học và công nghệ đã xây dựng nhiều mô hình trồng các giống cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác của đồng bào vùng cao, từ đó phổ biến các kỹ thuật, cách làm mới, giúp đồng bào có thêm thu nhập, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và Trường Đại học Thái Nguyên kiểm tra mô hình trồng hà thủ ô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh và Trường Đại học Thái Nguyên kiểm tra mô hình trồng hà thủ ô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn.


Sau 3 năm tham gia mô hình trồng đào ĐMN1 theo nhiệm vụ khoa học đánh giá khả năng thích ứng của giống đào ĐMN1 trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, anh Vàng A Công ở xã Púng Luông đã nắm được hoàn chỉnh một quy trình kỹ thuật từ trồng, chăm sóc, bón phân đến thu hoạch. 

Anh Công cho biết: "Lúc đầu trồng giống đào này cũng sợ như giống đào cũ, cây ít quả, ăn chua, không bán được giá cao. Tuy nhiên, sau khi được cán bộ khoa học, Phòng Nông nghiệp huyện tỉ mỉ hướng dẫn kỹ thuật thì thấy cây dễ chăm, ra nhiều quả, lại chín sớm hơn nên bán được giá. Năm vừa qua, cây đào đã cho thu hoạch, trung bình mỗi cây cho khoảng 4 kg quả, giá bán từ 20.000 - 25.000 đồng/kg. Gia đình tôi mừng lắm”.

Mù Cang Chải là một huyện nghèo với trên 90% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu, chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp. Để đồng hành cùng địa phương, ngành Khoa học và Công nghệ đã triển khai nhiều dự án khoa học nghiên cứu, đánh giá khả năng thích ứng các giống cây ăn quả ôn đới trên địa bàn huyện: hồng giòn, lê tai nung, mận úc, đào chín sớm... 

Từ những nghiên cứu này, huyện Mù Cang Chải đã có cơ sở để nhân rộng, khai thác thế mạnh địa phương tạo sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng. Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Mù Cang Chải đã ban hành Đề án phát triển cây ăn quả với mục đích trồng mới trên 200 ha cây ăn quả để hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, được kiểm soát về giống, chủng loại, số lượng, chất lượng, để sản xuất theo hướng hàng hóa, sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP và tiêu chuẩn thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).


Tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, ngành khoa học và công nghệ đã phối hợp với Trường Đại học Thái Nguyên triển khai xây dựng mô hình trồng hà thủ ô đỏ với diện tích 5 ha. Nổi bật của dự án không chỉ là việc hỗ trợ nhân dân từ cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật mà còn trao cho người dân những kiến thức khoa học quý giá. 

Ông Sầm Văn Nưa - Phó Giám đốc Hợp tác xã Lũng Lô cho biết: "Đến nay, sau hơn 1 năm trồng, cây hà thủ ô đã và đang sinh trưởng rất tốt, củ khá to và nhiều. Chúng tôi rất mừng khi có những dự mô hình như thế này được triển khai, vì đây là cơ hội cho người dân vùng dược liệu như chúng tôi được tiếp cận với các chuyên gia khoa học để trực tiếp được tư vấn, giải đáp, thực hành các kỹ thuật, phương pháp mới như: phương pháp ủ nilon mặt luống vừa giúp giữ được phân bón cho cây, chống được xói mòn lại hạn chế cỏ dại, phương pháp thay cọc tre bằng những ống thép nhỏ để tạo dàn cho cây...”. 

Cùng đó, Dự án trồng 5 ha na dai Đài Loan, na dai Thái Lan tại xã Suối Bu đã được triển khai tập trung khai thác thế mạnh về địa hình núi đá tương tự vùng na nổi tiếng Chi Lăng (Lạng Sơn). Sau 3 năm trồng, cây na đã cho bói quả vào năm nay. Với giá trị kinh tế cao, đây sẽ là cơ hội tiềm năng để người dân Văn Chấn lựa chọn được loại cây phù hợp trong phát triển kinh tế, hình thành vùng sản phẩm nông nghiệp mới cho địa phương.

Việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ, mô hình, dự án, đề tài mà ngành khoa học và công nghệ Yên Bái triển khai đã góp phần phát triển sinh kế cho đồng bào vùng cao. Từ việc xác định điều kiện khí hậu tự nhiên, thổ nhưỡng của khu vực, ngành đã lựa chọn các đề tài phù hợp với từng địa phương và truyền thống canh tác của người dân; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật theo hướng "cầm tay chỉ việc”, cung cấp kiến thức sản xuất và thay đổi tư duy nông nghiệp cho đồng bào. 

Thông qua các mô hình giúp đồng bào mạnh dạn đưa những cây, con giống mới, có giá trị vào thực tiễn sản xuất, chú trọng tới quy trình, kỹ thuật để sản xuất hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những giải pháp giúp công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng cao được bền vững. 

Hoài Anh

Tags khoa học và công nghệ mô hình khí hậu thổ nhưỡng tập quán canh tác đồng bào vùng cao

Các tin khác
Lò đốt rác thải cụm xã Đông Cuông, Mậu Đông và thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên góp phần nâng cao tỷ lệ rác thải được thu gom, xử lý trên địa bàn huyện Văn Yên.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã triển khai 31 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 136 tổ chức, 50 cá nhân. Năm 2022 đã xử phạt 22 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền xử phạt là 3,23 tỷ đồng...

EU yêu cầu TikTok tuân thủ các quy định cũng như đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng ở châu Âu.

TikTok khẳng định đang nỗ lực bảo vệ dữ liệu người dùng châu Âu thông qua một hệ thống bảo mật mạnh mẽ.

Hành tinh có thể sống được như Trái Đất TOI-700e - Ảnh đồ họa từ NASA/JPL-Caltech

Cách chúng ta 102 năm ánh sáng, một hành tinh trong chòm sao Kiếm Ngư có thể là quê hương của người ngoài Trái Đất.

Biểu tượng của tập đoàn Microsoft.

Từ ngày 10/1, tập đoàn Microsoft ngừng hỗ trợ hệ điều hành Windows 8.1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục